Cách bảo quản và chế biến thực phẩm sao cho đúng?

Trữ thức ăn trong tủ lạnh để tiết kiệm thời gian đi chợ, nhưng cần bảo quản ở nhiệt độ thích hợp và tuân thủ các biện pháp vệ sinh. Thực phẩm bảo quản lạnh nhằm làm chậm sự phát triển của vi khuẩn.

Cách bảo quản và chế biến thực phẩm sao cho đúng
Cách bảo quản và chế biến thực phẩm sao cho đúng

Thời gian bảo quản lạnh:

Bảo quản lạnh làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Nhiệt độ ngăn mát của tủ lạnh ở 4 độ C hoặc thấp hơn là giải pháp giảm thiểu nguy cơ ngộ độc do vi khuẩn. Để thực phẩm an toàn cho đến lúc chế biến, nên rã đông trong tủ lạnh ngăn mát, trong nước lạnh hoặc bằng lò vi sóng. Nhưng lưu ý, nếu rã đông bằng nước lạnh hoặc lò vi sóng, nên chế biến ngay. Khi cất giữ bảo quản lạnh, cần chia thực phẩm thành những phần nhỏ, để vào các dụng cụ bảo quản nông, để đảm bảo thực phẩm được làm lạnh nhanh.

Nên lưu ý khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh:

Trứng sống có thể bảo quản trong ngăn mát 3-5 tuần, không bảo quản đông (ngăn đá). Các sản phẩm đóng gói chân không (thịt gà, ruốc, salad) bảo quản ngăn mát 3-5 ngày. Thịt nguội ăn ngay đã mở hộp có thể an toàn 3-5 ngày trong ngăn mát (4 độ C); có thể 2 tuần nếu nguyên bao gói. Với thịt tươi: lợn, heo có thể 2-3 ngày; thịt gia cầm tươi chỉ 1-2 ngày. Nếu các loại thịt này trữ đông (trong ngăn đá) cho phép bảo quản trong 6 tháng.

Mầm ngộ độc:

Các vi khuẩn gây ngộ độc sẵn có trong các thực phẩm tươi sống, trong nguồn nước, trong dụng cụ chế biến không vệ sinh. Vi khuẩn Campylobacter thường tồn tại nguồn nước ô nhiễm không qua xử lý; sữa tươi chưa thanh trùng; thịt gia súc, gia cầm, cá sống hoặc nấu chưa chín kỹ. Vi khuẩn này gây sốt, đau đầu, đau cơ, tiêu chảy (có thể kèm theo máu), đau bụng, buồn nôn; rất nguy hiểm bởi chúng có thể nhiễm vào đường máu gây nhiễm khuẩn toàn thân nặng hơn.

E.coli là vi khuẩn sẵn có, thường tìm thấy trong các thực phẩm gây ngộ độc có liên quan thịt bò sống, sữa và nước chưa thanh trùng, rau quả bị ô nhiễm. Chúng thường gây tiêu chảy kèm theo máu, đau quặn bụng và nôn, một số trường hợp có thể gây suy thận cấp. “Đáng lưu ý, nguồn vi khuẩn gây ngộ độc có thể tồn tại trong các thực phẩm bị nhiễm chất thải của mèo (do người chế biến không vệ sinh sạch khi chơi, tắm cho mèo), trong thịt sống hoặc nấu chưa chín. Vi khuẩn này có thể gây sẩy thai và dị tật thai nhi” – chuyên gia dinh dưỡng.

Ngộ độc thực phẩm có nguy cơ rất cao do các thực phẩm nhiễm từ môi trường xung quanh và quá trình chế biến không đủ nhiệt hoặc bảo quản không tốt sau khi nấu. Ngoài việc làm sạch, nấu chín thực phẩm, làm sạch dụng cụ chế biến, bàn tay người chế biến cũng cần được đảm bảo không là nguồn nhiễm bẩn cho thực phẩm.

Lưu ý khi chế biến:

Thịt bò cần được nấu chín ở nhiệt độ bên trong khoảng 72 độ C; thịt gà là 74 độ C. Chỉ quan sát màu sắc không thể khẳng định được thực phẩm an toàn.

Hải sản cần được nấu chín ở khoảng 63 độ C. Nấu (hấp) các loại tôm cua cho đến khi vỏ chuyển sang màu đỏ và thịt chuyển sang màu trắng ngọc trai. Với các loại có vỏ như trai, ốc, nấu (hấp) cho đến khi mở miệng (không loại bỏ với con không mở miệng).

Trứng cần được nấu chín đến khi lòng đỏ, lòng trắng trở nên cứng. Nên lưu ý, một trong những vi khuẩn gây ngộ độc là Samonella có liên quan đến trứng gà sống hoặc chưa nấu chín; thịt gia cầm, thịt lợn, sữa tươi chưa thanh trùng; hải sản, rau quả tươi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số lầm tưởng trong sinh hoạt và sử dụng thực phẩm có lợi cho sức khỏe

Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe.